PHONG THỦY
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Bài PR
  • Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy đầm cóc ra sao

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy đầm cóc ra sao

Nhìn chung, trong các trường hợp thi công xây dựng, máy đầm cóc giúp người lao động nén đất và vật liệu trở lên cứng và rắn chắc hơn, bởi đặc tính hoạt động vô cùng mạnh mẽ. Sự ra đời của loại máy này đưa ra một hướng lao động mới cho ngành xây dựng, nhanh và tiết kiệm chi phí làm nền hơn.

 

Do có cấu tao nguyên lý được cho rằng khá đơn giản, do đó nó đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thầu. Máy đầm cóc gồm 5 bộ phận chính: bộ hòa khí, bugi, lò xo, dấu chân đầm, má côn văng. Nguyên lí hoạt động rất đơn giản. Momen xoắn từ trục có thể ra từ một trong hai động cơ điện hoặc động cơ trong thông qua một thiết bị đó là bánh răng dẫn động và cơ cấu tay quay thanh truyền, tạo một lực chuyển động lên xuống liên tục, truyền xuống chân đầm. Tuy kết cấu và thiết kế nhỏ gọn, nhưng công suất hoạt động một cách vô cùng mạnh mẽ.

Nó hoạt động theo nguyên lí cũng không có gì phức tạp. Mô men xoắn từ trục ra của một trong hai động cơ đốt trong hoặc là động cơ điện thông qua hai bộ phận là bánh răng dẫn động và cơ cấu quay tay thanh truyền sẽ chuyển hóa thành những nhịp chuyển động lên xuống, đưa lực nó sản sinh ra được xuống phía chân đầm. Như vậy, với lực truyền xuống với tốc độ tùy theo từng loại máy mà khối đất đá hay hỗn hợp vật liệu được nén xuống rất chặt.

Máy đầm cóc còn có biệt danh là xe lu thu nhỏ, bởi lẽ tác dụng của nó cũng là làm chặt đất đá. Tuy không làm với công suất lớn như xe lu, nhưng nó cũng giúp ích trong những công trình nhỏ hẹp như: nèn hai bên của cống rãnh, chân cột điện, mương thủy điện, đường ống nước… và vô số những công trình khác mà không cần tới xe lu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy đầm cóc, ta cũng nên chú trọng công tác về sinh cho máy, để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất có thể.