399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Phương thức thuê tàu chợ (tàu container các tuyến nội địa chính là một dạng tàu chợ)
Cung cấp dịch vụ vận tải đường biển có thể hiểu là một phương thức cung cấp tàu chợ cho các đơn vị thuê để vận chuyển hàng hóa. Nhìn vào đây, tin rằng nhiều người vẫn còn cảm thấy tò mò và chưa hiểu gì nhiều về nó, cũng như phương thức này cụ thể là như thế nào. Những thắc mắc như vậy sẽ được chúng tôi giải quyết qua thông tin được cung cấp dưới đây.
Khái niệm tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.
Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
Ðặc điểm tàu chợ
Căn cứ vào hoạt động của tàu chợ, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của tàu chợ như sau:
* Tàu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
* Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác
.* Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
1. Phương thức thuê tàu chợ
a. Khái niệm về thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note).
Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở háng hoá từ cảng này đến cảng khác (nếu không giữ chỗ trước thì đến lúc cần đóng lo đi book không kịp, thế là không có chổ để cont lên tàu).
Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển.
Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn
b. Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ
Quy trình thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:
+ Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu đề vận chuyển hàng hoá cho mình hoặc sử dụng trực tiếp dịch vụ của hãng tàu thì cứ thế mà book cont.
+ Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi.
Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc với hãng tàu.
+ Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển (cái này đã theo thông lệ, tùy trường hợp cụ thể cần thỏa thuận khác).
+ Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
+ Bước 5: Chủ hàng theo lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.
+ Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho ngươì gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng .
2. Phương thức thuê tàu chuyến (tàu rời)
2.1. Khái niệm và đặc điểm của tàu chuyến
a.Khái niệm tàu chuyến
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.
b. Ðặc điểm của tàu chuyến
Căn cứ vào hoạt động của tàu chuyến, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của tàu chuyến như sau
:* Ðối tượng chuyên chở của tàu chuyếnTàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hàng hoá chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu.
* Tàu vận chuyển
Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
* Ðiều kiện chuyên chở
Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hoá lên xuống …. được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do người thuê và người cho thuê thoả thuận
.* Cước phí
Cước tàu chuyến khác với cước tàu chợ, cước tàu chuyến do người thuê và người cho thuê thoả thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không tuỳ quy định.
Cước tàu chuyến thườngbiến động hơn cước tàu chợ
* Thị trường tàu chuyến
Thị trường tàu chuyến thường được người ta chia ra làm các thị trường khu vực căn cứ vào phạm vi hoạt động của tàu
2.2. Phương thức thuê tàu chuyến
a. Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến:
Thuê tàu chuyến (Voyage) là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.
Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P. Hợp đồng thuê tàu do hai bên thoả thuận ký kết.
b.Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến có thể chia ra thành sáu bước như sau:
+ Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.
ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì đóng goi, số lượng hàng, hành trình của hàng…. để người môi giới có cơ sở tìm tàu.+
+ Bước 2:
Người môi giới chào hỏi tàu
Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hoá.
+ Bước 3:
Người môi giới đàm phán với chủ tàuSau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ….
+Bước 4:
Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu:
Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
+ Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng.
Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung.
+ Bước 6:
Thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện.
Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu.
Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party).